Các thành viên đội tuyển làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Gimhae (Busan) (Ảnh: VFF).
Hiện tại, Hàn Quốc bắt đầu chuyển sang mùa đông. Dù có nắng nhưng thời tiết vẫn khá lạnh. Điều này cũng đã nằm trong sự tính toán của ban huấn luyện nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho kế hoạch tập huấn.
Theo đó, buổi sáng nền nhiệt ở mức thấp, đội chủ yếu rèn thể lực trên sân cỏ nhân tạo trong nhà thi đấu có mái che. Buổi chiều, đội sẽ tăng cường kỹ chiến thuật trên sân cỏ tự nhiên, nằm cách khách sạn khoảng 15 phút di chuyển bằng xe buýt.
Theo kế hoạch, trong thời gian tập huấn tại Hàn Quốc, đội tuyển Việt Nam sẽ có ba trận đấu tập với "quân xanh" được sắp xếp theo độ khó tăng dần nhằm phục vụ chuyên môn của ban huấn luyện.
Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu giao hữu với CLB cũ của HLV Kim Sang Sik là Jeonbuk Motors (Ảnh: K-League).
Cụ thể, ở trận đá tập đầu tiên mang tính khởi động, đội tuyển sẽ gặp CLB Ulsan Citizen thuộc K-League 3. Hai trận tiếp theo, đội tuyển lần lượt gặp Daegu FC và Jeonbuk Motors đang chơi ở K-League 1.
Trong đó, Jeonbuk Motors từng thống trị bóng đá Hàn Quốc và vô địch châu Á. Đây cũng là nơi HLV Kim Sang Sik từng làm HLV trưởng, trước khi sang Việt Nam làm việc. Ông đã giúp Jeonbuk Motors giành chức vô địch quốc gia Hàn Quốc.
HLV Kim Sang Sik đánh giá rất cao hai trận đấu gặp Daegu FC và Jeonbuk Motors. Ông hy vọng đây sẽ là những bài kiểm tra chất lượng nhằm hoàn thiện đội hình, lối chơi trước khi bước vào cuộc cạnh tranh tại AFF Cup 2024.
Dự án xây dựng đoạn đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương sau 8 năm thực hiện (Ảnh: Nam Anh).
Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (đơn vị giám sát hợp đồng) những năm qua đã có nhiều cuộc họp và văn bản đề nghị nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án rà soát, cập nhật thông tin, tài liệu pháp lý liên quan; xác định khối lượng, giá trị hợp pháp do nhà đầu tư đã thực hiện đủ điều kiện thanh quyết toán theo quy định. Tuy nhiên, đến nay nhà đầu tư vẫn chưa cung cấp các hồ sơ khối lượng, giá trị hợp pháp theo yêu cầu.
UBND TPHCM cho rằng, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án từ chối quyền lợi được TPHCM thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết và không có cơ sở khiếu nại, khiếu kiện sự việc này đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Do đó, TPHCM không có cơ sở thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết.
Dự án đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương có chiều dài 2,7km với tổng mức kinh phí đầu tư 1.557 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án nối vào cuối đường Võ Văn Kiệt (huyện Bình Chánh), công trình gồm hai đường song hành, quy mô 2 làn xe.
Dự án khởi công vào tháng 10/2015, mốc tiến độ hoàn thành vào năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2019, dự án ngừng thi công cho đến nay.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, nhiều trụ cầu sau khi xây xong bị bỏ hoang trong thời gian dài, cây cỏ mọc um tùm. Nhiều hạng mục tại công trình đang có dấu hiệu xuống cấp, sắt thép hoen gỉ sau thời gian dài phơi nắng, mưa.
Khu vực thi công dự án đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương, đoạn giao với đường Nguyễn Cửu Phú, hiện không có rào chắn, vẫn còn đường đất. Người dân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển qua đoạn đường này.
" alt=""/>TPHCM đơn phương chấm dứt hợp đồng đường nối cao tốc TPHCMMẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Ảnh: IT).
Không có sự đồng ý của các thành viên
Sau khi Luật Đất đai 2024 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/8, các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được nhiều người quan tâm. Một trong những thay đổi trong luật này là không còn công nhận sổ đỏ đã cấp cho hộ gia đình.
Khoản 4 Điều 256 Luật Đất đai 2024 nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày 1/8, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.
Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trên thực tế, việc một người trong hộ gia đình (trước đây là chủ hộ) tự ý chuyển nhượng cho người khác khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất khác diễn ra khá phổ biến.
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu chưa có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực mà chuyển nhượng đất hộ gia đình cho người khác thì thành viên khác có quyền lấy lại quyền sử dụng đất của mình.
Tự ý chuyển nhượng là tài sản chung của vợ chồng
Theo khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc chuyển nhượng nhà đất là tài sản chung của vợ chồng phải có sự đồng ý bằng văn bản. Trường hợp vợ, chồng tự ý chuyển nhượng thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Hợp đồng không được công chứng hoặc chứng thực
Luật Đất đai 2024 quy định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Nghĩa là, nếu hợp đồng không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật thì việc chuyển nhượng đó không có hiệu lực, trừ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Nghĩa là, chỉ có quyền đòi lại nếu một bên hoặc các bên chưa thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Trường hợp đất đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đã trả ít nhất 2/3 số tiền theo thỏa thuận thì không yêu cầu Tòa tuyên vô hiệu do vi phạm hình thức để lấy lại đất.
" alt=""/>5 trường hợp có quyền "đòi lại" đất đã bán bằng giấy viết tay